Khí độc H2S – Sát thủ thầm lặng

Khí độc H2S luôn có trong ao và có thể gây chết tôm một cách thầm lặng hàng đêm. Mỗi vụ, người nuôi có thể mất khoảng 10% sản lượng.Trong lịch sử 25 năm, người nuôi tôm trên thế giới sản xuất hơn 40 triệu tấn tôm thì ước tính có khoảng 4 triệu tấn tôm đã bị chết do khí độc H2S, tương đương với tổn thất do đốm trắng gây ra!!! Xem thêm Phương pháp xác định thực phẩm biến đổi gen

Khí độc H2S – Sát thủ thầm lặng

 H2S là gì?

H2S là khí cực độc có mùi trứng thối đặc trưng. Nó được sinh ra do vi khuẩn tiêu thụ muối sulphate phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí (không có ôxy) dưới nước hoặc trong điều kiện ẩm ướt. Trong trại tôm, bùn và các chất thải tích tụ đáy ao là nơi sinh ra H2S.

Phát hiện khí H2S là khá phức tạp và khó khăn, vì các dụng cụ kiểm tra nhanh tại ao chỉ dành cho khí ammonia (NH3) và nitrit (NO2).

 H2S cực độc so với NH3 và NO2

Khí độc

Nồng độ (ppm)

Độc tính (lần)

H2S

0,02

1,000

NH3

2

10

NO2

20

1

H2S gây hại đến tôm như thế nào?

Khí độc H2S ngăn không cho tôm lấy ôxy, gây stress và giảm sức đề kháng. Nó cũng có thể gây phá hủy mô, tổn thương các cơ quan mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy.

  • Nếu tiếp xúc H2S trong thời gian ngắn, tôm yếu dần, bơi chậm chạp, dễ tổn thương và nhiễm bệnh.
  • Trường hợp tiếp xúc với lượng lớn H2S, tôm sẽ chết nhanh hàng loạt.

Đối tượng

Mức an toàn (ppm)

Nguồn

Tôm sú

0,0330

Chen, 1985

Tôm thẻ post

0,0087

Qui định Liên bang/Số 75, 2010

Tôm thẻ nhỏ

0,0185

Qui định Liên bang/Số 75, 2010

Các triệu chứng tôm bị ảnh hưởng bởi độc tính H2S

Triệu chứng

Gây ra bởi H2S

Hội chứng mềm vỏ, màu sắc bất thường ở mang và thân tôm

Tiếp xúc với lượng nhỏ khí độc H2S trong thời gian dài dẫn đến stress và giảm ăn

Đen miệng, đen mang

Tiếp xúc với H2S khi tôm tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao

Chết sau khi lột vỏ

Khi tôm lột vỏ, chúng cần nhiều ôxy và tập trung gần khu vực bùn đáy. Nếu H2S cao thì khi lột vỏ tôm sẽ chết

Tôm giảm ăn vào cữ sáng

Vào buổi sáng, pH nước và ôxy hòa tan thấp nhất, hàm lượng H2S cao ảnh hưởng đến việc bắt mồi

Hội chứng phân trắng

H2S là một trong những nguyên nhân gây hội chứng phân trắng.

H2S phá hủy mô mềm trong ruột, khiến tôm phải giải phóng chất béo và chất nhầy để làm dịu đi các tổn thương

Sập tảo đột ngột

H2S tạo điều kiện giải phóng phosphate tự do trong nước, kết quả tảo sập trong vòng 2 – 3 ngày

Ammonia (NH3) và Nitrit (NO2) cao

H2S giết chết vi khuẩn có lợi nitrit hóa (Nitrosomonas và Nitrobacteria)

Tôm nhảy dựng

Nhiệt độ cao, pH thấp, oxy thấp làm cho H2S bùng phát mạnh khiến tôm nổi đầu và búng lên mặt nước. Tỉ lệ hao 5 -15% có ao lên đến 50%

 

Quan niệm sai về H2S

Người nuôi cho rằng H2S chỉ sinh ra sau 45 ngày nuôi khi lượng chất thải nhiều, môi trường ô nhiễm, lượng tảo dày đặc… Trên thực tế, lượng chất thải khu vực giữa ao sau 20 ngày thả giống đã có khả năng sinh ra H2S gây hại tôm nuôi. Giai đoạn đầu vụ, người nuôi không kiểm soát lượng thức ăn do tôm chưa quen ăn trong vó (nhá), quan niệm cho ăn dư để góp phần gây màu nước làm cho lượng chất thải xuất hiện ngày càng nhiều. Cũng trong giai đoạn này, tôm lột vỏ liên tục nên rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với kh í độc H2S.

Khí độc H2S thường là nguyên nhân chính gây tôm chết khi môi trường nuôi biến động bất thường như sau trận mưa lớn, tảo tàn, nhất là khi thu tỉa, hút bùn (si-phông) làm khuếch tán khí độc H2S đáy ao.

  • Tôm sú bị mềm vỏ khi tiếp xúc lâu với H2S, dẫn đến stress và giảm ăn.
  • Miệng và mang tôm thẻ bị đen do tiếp xúc với H2S khi tìm kiếm thức ăn ở khu vực đáy ao.

Yếu tố ảnh hưởng độc tính của H2S

  • Độc tính của H2S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ (Boyd, 1990).
  • H2S được sinh ra trong điều kiện yếm khí, nó sẽ cản trở quá trình vận chuyển ôxy trong cơ thể động vật. Môi trường đồng thời tồn tại điều kiện pH, ôxy hòa tan và nhiệt độ đều thấp sẽ khiến cho H2S càng độc. Vì vậy, người nuôi cần kiểm soát cả ba yếu tố này để giảm thiểu độc tính H2S, nhất là ao nuôi ở vùng xì phèn tại các tỉnh miền Tây.

Những điều kiện thuận lợi sinh ra H2S

  • Ao nước trong trước khi thả giống, ánh sáng chiếu xuống làm cho rêu đáy phát triển. Sau một thời gian, tảo phát triển và ngăn ánh sáng chiếu xuống đáy ao làm cho rêu đáy chết, gây ô nhiễm đáy ao
  • Ao đáy cát và đất xốp, chất thải rút sâu vào lòng đáy, tạo môi trường yếm khí sinh ra H2S 
    Đối với ao lót bạt, bên dưới lớp bạt là môi trường thiếu ôxy, H2S được sinh ra khi chất hữu cơ thấm xuống bên dưới lớp bạt theo vết rò rỉ
  • Ao có mực nước sâu, thiếu oxy sẽ tạo điều kiện cho H2S sản sinh
  • Ao bị tảo tàn và nhiều thức ăn thừa, cũng như ao phèn có pH thấp và nhiều chất thải rất thuận lợi tạo ra H2S
  • Ao chứa các chất hữu cơ lơ lửng, khi các chất này lắng lại ở đáy ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi sinh ra H2S

“Khí độc H2S trong ao tôm được xem như sát thủ thầm lặng. Nó đặc biệt vô hình (giấu mặt) khi người nuôi không có hiểu biết đúng”             

Một số trường hợp đặc biệt

A.Mưa lớn

Trong cơn mưa lớn, các thông số nước sẽ thay đổi, thúc đẩy việc tạo ra H2S. Mưa làm giảm nhiệt độ, ôxy hòa tan và pH. Mưa còn làm giảm khoáng chất và độ kiềm trong nước. Âm thanh và sóng tạo ra bởi gió cũng khiến tôm stress và phải di chuyển xuống đáy và khu vực chất thải.

Các yếu tố này làm tôm chết. Người nuôi nên xử lý như sau:

  • Ngưng cho ăn khi có mưa
  • Kiểm tra pH nước và tạt vôi để duy trì điều kiện tối ưu
  • Bật quạt nước chạy xuyên suốt
  • Bổ sung khoáng vào nước và trộn khoáng với thức ăn sau những cơn mưa
  • Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S

B.Tảo tàn

Khi tảo tàn, pH ngay lập tức hạ thấp, lượng chất hữu cơ tăng lên đột ngột tiêu thụ một lượng lớn ôxy hòa tan. Khí độc sản sinh và vi khuẩn tăng lên nhanh chóng. Người nuôi phải xử lý theo các bước sau đây:

  • Cắt giảm 50 – 60% thức ăn
  • Tạt vôi để duy trì độ pH
  • Chạy quạt để gom chất hữu cơ về khu vực giữa đáy ao
  • Si-phông bùn đáy giữa ao, thay nước mới
  • Sử dụng các chế phẩm phân hủy chất hữu cơ để làm sạch nước ao
  • Sử dụng vi khuẩn tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S 

Ngăn ngừa khí độc H2S

  • Duy trì ôxy hòa tan ở đáy ao cao hơn 3 ppm có thể giúp ngăn cản việc sinh ra H2S
  • Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn
  • Không nên nuôi ở vùng đất xốp, đáy cát và khu vực xì phèn nặng
  • Khu vực miền Tây cần lưu ý đáy ao phần lớn nằm trong vùng xì phèn, người nuôi cần xử lý đáy bằng vi sinh định kỳ để kìm hãm sự phát triển của H2S
  • Giữ pH trong khoảng 7,8 – 8,3 trong suốt vụ nuôi. Khoảng dao động pH trong ngày phải nhỏ hơn 0,4. Vùng đất xì phèn, pH khu vực giữa ao luôn thấp hơn so với ven bờ
  • Người nuôi nên cẩn thận và phải có hành động kịp thời khi mưa lớn, tảo tàn và lột xác

Xử lý ao có khí độc H2S

  • Ngay lập tức, cắt giảm 30 – 40% thức ăn, ít nhất trong 3 ngày cho đến khi điều kiện chung trở lại bình thường
  • Tăng cường oxy hòa tan bằng cách tăng quạt nước, tuy nhiên phải chú ý tránh sục bùn đáy ao lên khi lắp thêm quạt mới.
  • Thay nước, bổ sung vi sinh xử lý các chất hữu cơ
  • Tạt vôi và đánh khoáng để nâng kiềm (>100) và pH (7,8 – 8,3)
  • Sử dụng vi khuẩn Paracoccus pantotrophus tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S

 Sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa vi khuẩn Paracoccus pantotrophus          

  • Phân hủy chất thải hữu cơ trong ao
  • Phát triển tốt trong điều kiện ao nuôi ô nhiễm yếm khí (cả khu vực chất thải không có ôxy)
  • Khử khí độc H2S mùi trứng thối bùn đen, ao thường xì bọt khí khó tan
  • Giúp vi khuẩn có lợi Nitrosomonas và Nitrobacteria phát triển tốt (hạn chế khí độc NH3 và NO2)
  • Cắt giảm tảo độc nhanh sau 1 – 2 ngày và ngăn chặn hiện tượng tái phát trong 2 – 3 tuần
  • Sử dụng định kỳ để ngăn ngừa H2S trong ao nuôi
  • Quy cách gói tự tan tiện dụng, không cần ấp nở, nuôi cấy hay kích hoạt vi sinh trước khi sử dụng

Biên dịch từ bài viết H2S toxicity – The silent killer của tác giả Soraphat Panakorn, Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Châu Á T3-T4/2016.

Do đó, những nhà nuôi trồng thủy sản cần thường xuyên kiểm tra lượng H2S trong ao nuôi để tạo môi trường tốt nhất cho tôm phát triển đạt năng suất.

 
0 0 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0919.112.141
Zalo
Gọi điện ngay