Phương pháp Nuôi cấy Vi Sinh Vật Kỵ khí

Các Phương pháp Nuôi cấy Vi Sinh Vật Kỵ khí

Phương pháp Nuôi cấy Vi Sinh Vật Kỵ khí Là phương pháp dùng Phân lập vi khuẩn kỵ khí – mà chỉ phát triển trong điều kiện thiếu oxy và khi có mặt carbon-di-oxide (20%) Có nhiều phương pháp khác nhau để tạo môi trường kỵ khí nhưng chủ yếu là 2 phương pháp sau:
  • Phương pháp thứ nhất  điều kiện kỵ khí có thể được tạo ra trong một buồng kín – lọ kỵ khí (McIntosh & Filde’s jar) – được làm bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa polycarbonate / polypropylene.
  • Phương pháp thứ hai , điều kiện yếm khí có thể được tạo ra bởi sử dụng môi trường kỵ khí trong ống nghiệm (có chứa chất khử) cung cấp điều kiện yếm khí.
  • a. Phương pháp thiết lập điều kiện kị khí trong bình kị khí:
   – Phương pháp gói tạo kỵ khí – Gas pack:
  • Gas pack được sử dụng trong thương mại và được dùng phổ biến hiện nay.
  • Gas-pack là một gói dùng một lần có chứa viên sodium borohydride, coban clorua, axit xitric và sodium bicarbonate.
  • Các hóa chất này tạo ra hydro và carbon dioxide khi nước được thêm vào (khoảng 10 ml) (một số gaspak không cần nước)
  • Hydrogen kết hợp với oxy với sự có mặt của một chất xúc tác.
  • Sau khi các đĩa cấy được đặt vào trong một bình kín khí, gói “Gas-pak” với nước được thêm vào, được giữ bên trong và nắp được đóng chặt.
   Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng cung cấp gói tạo kị khí này và thường đa số không cần bổ sung thêm nước như: AnaeroPack- Anaero của hãng Mitsubishi, Anaerogen Oxoid (Thermo Scientific), Anaerocult® A – Merck. Và một số hãng cũng kèm theo cả hộp ủ kỵ khí với các hình dạng và kích thước khác nhau và chất chỉ thị.
  • AnaeroPack- Anaero của hãng Mitsubishi
  • Anaerogen Oxoid (Thermo Scientific)
  • Anaerocult® A – Merck
   – Các dạng Hộp ủ kỵ khí
  • Bình ủ kị khí dạng đứng: Bình kỵ khí 2.5 lít là một phần quan trọng trong hệ thống nuôi cấy kỵ khí. Bình được thiết kế để sử dụng với túi tạo môi trường kỵ khí 2.5 lít và chứa được 12 đĩa petri
  • Bình ủ kị khí nhựa nằm ngang – Nhật: Bình ủ nhựa được thiết kế chuyên biệt dùng trong nuôi cấy vi sinh kỵ khí: Helicobacter spp, Campylobacter spp, Clostridium spp, Hemophillus spp, Neisseria spp,… gồm 2 thể tích cơ bản 2,5 lít ( 12 đĩa petri 90mm ) và 7 lít ( 42 đĩa petri 90mm).
  • Bình ủ kỵ khí bằng kim loại: Dung tích: 3L; Kích thước: đkính 120 x cao 270mm; Đựng được 15 đĩa Petri 100mm; Cấu tạo thân bằng thép không gỉ; Nắp nhựa trong, nhìn thấy được bên trong.

   b. Phương pháp chuyển đổi không khí

  • Điều này được thực hiện bằng cách rút không khí có trong bình ra và làm đầy hydro và carbon dioxide.
  • Bình yếm khí được cung cấp đầu vào và đầu ra và van áp lực
  • Vừa khí vào được chuyển vào trong bình – nhưng đồng thời khí ra được rút ra.
  • Sau khi đặt các đĩa và chất xúc tác palladium vào thì đóng chặt bình
  • Không khí còn lại (oxy từ trước) được hút ra bằng bơm hút chân không
  • Đầu tiên Khí hydro (90%) được bơm vào, tiếp theo là carbon dioxide (10%) và ủ.
Xem thêm bài viết Tổng quan về Vi Sinh Vật Kỵ Khí – Phân loại – Phương pháp nuôi cấy.    – Phương pháp Sử dụng môi trường kị khí:    + Robertson’s Cooked Meat (RCM) Broth: Các hạt thịt nấu chín được sử dụng như một chất khử để hấp thụ oxy.
  • Vi khuẩn kị khí dùng thịt – phân giải protein. Ví dụ: Cl. tetani
  • Vi khuẩn kị khí dùng carbohydrate trong thịt – phân giải đường. Ví dụ: Clostridium perfringens
   + THIOGLYCOLLATE BROTH Thioglycollate được sử dụng như một chất khử hấp thụ ôxy.
  • Tăng trưởng vi khuẩn xác định bởi độ đục.

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Để kiểm tra xem quy trình có hoạt động hay không người ta sẽ đặt chỉ thị vào bên trong hộp ủ kị khí, có 2 dạng chỉ thị:
  • Chỉ thị hóa học: Chỉ thị màu xanh methylene – chuyển sang màu trắng khi giảm điều kiện kị khí.
  • Chỉ thị sinh học: Pseudomonas aeruginosa (vi khuẩn hiếu khí) sẽ phát triển nếu điều kiện kỵ khí không được duy trì.

Ngoài ra người ta cũng dùng Phương pháp Nuôi cấy Vi Sinh Vật kỵ khí bằng Bình nến (candle jar):

  • Đặt một ngọn nến đang cháy vào bình hoặc lọ có chứa đĩa Petri hoặc ống nghiệm chứa mẫu cấy.
  • Ngọn nến cháy cho đến khi bị dập tắt bởi sự thiếu oxy, tạo ra một bầu không khí giàu khí CO2, ít khí oxy trong bình. Bình nến được sử dụng để phát triển vi khuẩn đòi hỏi một nồng độ CO2 tăng (capnophiles). Bình nến làm tăng nồng độ CO2 và vẫn để lại một lượng O2.
  • Các vi sinh vật sau đây có thể phát triển bằng cách sử dụng phương pháp này: Acetobacter sp. (ủ ở 25 ° C); Actinobacillus sp.; Agregatibacter  sp.; Capnocytophaga sp.; Eikenella sp.; Haemophilus sp.; Neisseria sp.

Trong các Phương pháp Nuôi cấy Vi Sinh Vật Kỵ khí trên thì hiện nay người ta hay sử dụng Bộ ủ kị khí của các hãng lớn như Oxoid, Mitsubishi, Merck … là phổ biến nhất vì tính tiện dụng và đơn giản, dễ thực hiện.

Bộ ủ kị khí này nó bao gồm: *Bình ủ kị khí *Gói tạo môi trường kỵ khí  *Viên chỉ thị nhận biết: được đặt trong bình khi nuôi cấy để nhận biết môi trường có thật sự kỵ khí hay không. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của Phương pháp Nuôi Cấy Vi Sinh Vật Kỵ khí, quý khách vui lòng gửi về địa chỉ mail: info@visitech.vn hoặc liên hệ với chúng tôi trực tiếp qua hotline của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Việt Sinh.
5 1 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
4 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] 3. Các phương pháp nuôi kỵ khí […]

trackback

[…] thống Túi Nuôi cấy Kỵ khí Anaero Pack là một phương pháp nuôi cấy kỵ khí dễ dàng mà không cần sử dụng […]

trackback

[…] Nuôi cấy kỵ khí Sử dụng Túi tạo môi trường Kỵ khí Pack-Anaero và Pouch-Anaero: […]

trackback

[…] để nuôi cấy lên đến 14 đĩa hoặc bảo quản môi trường. Trong trường hợp nuôi cấy vi sinh vật kỵ khí hoặc CO2 , sử dụng với giá đỡ đĩa […]

4
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0919.112.141
Zalo
Gọi điện ngay