Nông nghiệp hữu cơ chỉ dành cho xuất khẩu

Thế giới dân mỗi ngày một đông, từ 7,5 tỉ người hiện tại, sẽ nhanh chóng lên đến 9 tỉ người vào năm 2050.

  • Điều đáng nói là diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm, chưa nói đến các yếu tố biến đổi khí hậu.
  • Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để sản xuất được một lượng thực phẩm lớn khi mà đất đai đang ngày một ít đi, lại biến chất, và khí hậu thì đang biến đổi? Làm thế nào có thể phát triển bền vững trong bối cảnh đó?
  • Câu trả lời, theo nhiều chuyên gia, nằm ở tăng năng suất, tăng sản lượng, cơ giới hóa nông nghiệp, tập trung vào khoa học và công nghệ. Nhưng tăng năng suất phải giúp tăng thu nhập, phải có thị trường, bán được.
  • Để tăng năng suất cần đến công nghệ. Nhưng đầu tư công nghệ lại đắt tiền, giới ngân hàng khó cho vay. Nếu để nông dân vay cần phải giải quyết bài toán đầu tư công nghệ tăng năng suất nhưng đồng thời phải tăng thu nhập của nông dân.

Một vấn đề khác chính là tích tụ hạn điền trong một nền nông nghiệp manh mún, phân mảnh với đa số là các hộ nông dân nhỏ lẻ, đất đai ít, rất khó triển khai được cơ giới hóa để nâng cao năng suất.

  • Trong bối cảnh đó, vựa lúa – nông sản – thủy sản là ĐBSCL đang chịu cảnh biến đổi khí hậu. Bài toán về an ninh lương thực, theo các chuyên gia, cần phải chuyển đổi nền nông nghiệp sang thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Giữa bối cảnh đó, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một phong trào khá mạnh, như nông dân trẻ Võ Văn Tiếng ở Đồng Tháp chẳng hạn.
  • Tuy nhiên, một giám đốc doanh nghiệp cảnh báo: hiện tại, Tiếng chỉ có chừng 20 ha, hay hơn, tức là một diện tích khá nhỏ, thì còn kiểm soát quy trình tốt, nhưng một khi mở rộng lên hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hécta, thì câu chuyện sẽ khác.

Ông Nguyễn Lâm Viên, chủ tịch Vinamit, một người đang hướng đến nông nghiệp hữu cơ, cho rằng, sản phẩm hữu cơ chỉ nên xuất khẩu vì tiêu dùng trong nước chưa coi trọng.

Theo ông Viên, ở trong nước, thay vì đi theo tiêu dùng hữu cơ, các nhà sản xuất trước mắt cần làm nên các thực phẩm và nông sản sạch và an toàn trước đã, nghĩa là dùng ít phân hóa học, ít thuốc bảo vệ thực vật hơn… Xem thêm bài Đừng quên ngành công nghiệp sau gạo

Trần Hoàng Phi Theo TGTT

0 0 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0919.112.141
Zalo
Gọi điện ngay