Nồi hấp tiệt trùng – Thiết bị cần thiết trong phòng thí nghiệm

Nồi hấp khử trùng

Tiệt trùng là quá trình tiêu diệt tất cả các vi khuẩn, vi rút, sinh vật sống có hại, kể cả bào tử của vi khuẩn và việc sử dụng nồi hấp tiệt trùng hiện nay là một giải pháp tối ưu được áp dụng nhiều nhất.

*Cơ chế tiệt trùng của nồi hấp:

Thông thường như chúng ta được biết thì nồi hấp tiệt trùng là sử dụng áp suất để tiệt trùng, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Thực tế thì nhiệt độ cao mới có thể làm vỡ lớp vỏ bào tử của tế bào để tiệt trùng được, nhưng nhiệt độ sôi của nước chỉ đạt tối đa 100oC mà điều kiện tiệt trùng tối thiểu là 121oC nên cần phải dựa vào áp suất để tăng nhiệt độ hơi nước, giúp hơi nước đạt 121oC. Và chỉ khi tạo được 1 buồng kín khí thì nhiệt độ sôi mới đạt được 121oC.

  Kiểm tra nồng độ các chất trong nước: Test kit Sera và Test Bình Lan – Sử dụng hàng ngoại nhập hay hàng tự sản xuất?

*Nguyên lý hoạt động của nồi hấp tiệt trùng:

Tiệt trùng bằng hơi nước bão hòa (hấp tiệt trùng):

        Tiệt trùng ướt hay hấp tiệt trùng (Steam Sterilization) cơ chế tiệt trùng sử dụng hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao để nén và tăng va đập vào vi khuẩn, virus nhằm tiêu diệt chúng nhanh.

        Phương pháp tiệt trùng bằng hơi nước sử dụng một thiết bị là nồi hấp tiệt trùng (Autoclave) tạo ra môi trường có nhiệt độ cao từ 115oC đến 135oC với áp suất dư từ 0,5 đến 2,0 bar.

*Ưu điểm của phương pháp hấp tiệt trùng bằng hơi nước:

Hiệu quả tiệt trùng cao, chi phí thấp, ít làm hủy hoại mẫu vật tiệt trùng,.

*Nguyên lý tiệt trùng:

Dựa vào nhiệt độ cao làm phá vỡ lớp vỏ bảo tử của tế bào làm cho tiệt trùng.

*Những nguyên nhân chính dẫn đến hấp tiệt trùng mà vẫn bị nhiễm:

+ Không xả sạch khí lạnh.

+ Nhiệt độ không đạt 121 oC. Đa phần là do xả khí lạnh không sạch làm cho nhiệt độ không đạt 121 đối với nồi cơ hay còn gọi là nồi vận hành bằng tay vì nó chỉ có đồng hồ áp suất, không biết được nhiệt độ chính xác của nó là bao nhiêu.

+ Thời gian tiệt trùng không đạt.

*Một số loại nồi hấp tiệt trùng cơ bản:

  1. Nồi vận hành bằng tay hay còn gọi là nồi cơ:

– Đây là loại nồi áp suất lâu đời nhất, nó cũng là loại mất nhiều thời gian tiệt trùng nhất. Nó được gọi là nồi vận hành bằng tay vì thực hiện hoàn toàn thủ công, có loại còn phải tự canh thời gian, 1 số thì có timer không phải ngồi canh thời gian. Tuy nhiên phải xả hơi lạnh bằng tay, sau đó phải canh khi nó đạt 121 oC (tức là 1.2amp để tính thời gian).

– Quy trình vận hành: Đưa dụng cụ vào, đóng kín nồi -> bật nồi -> chờ nhiệt độ đạt 105 hoặc đồng hồ áp suất đạt 0.5 amp -> mở van xả, chờ kim áp suất về 0 hoặc nhiệt độ về 100 độ -> đóng van xả -> sau đó chờ nhiệt độ đạt 121 độ hoặc áp suất đạt 1.2 amp thì bắt đầu tính thời gian tiệt trùng -> sau khi đủ thời gian tiệt trùng -> xả khí -> áp suất về 0 hoặc nhiệt độ dưới 100 thì mở nồi lấy dụng cụ ra.

Lưu ý:

+ Nếu hết thời gian mà không xả khí thì khả năng cháy môi trường là rất cao (môi trường lỏng).

+ Việc xả khí lạnh là rất quan trọng. Nếu như không xả sạch khí lạnh trong nồi, khi áp suất ở 1.2amp, nhiệt độ sẽ không đạt ngưỡng 121oC, do đó vẫn không đủ nhiệt độ tiệt trùng, dụng cụ vẫn bị nhiễm.

  1. Nồi bán tự động (semi-automatic):

– Đây là 1 loại điển hình. Nó được gọi bán tự động vì nó tự động xả khí lạnh.

– Quy trình vận hành: Đưa dụng cụ cần tiệt trùng vào -> đóng nồi -> set thời gian tiệt trùng -> bật công tắc điện -> chờ nồi báo kết thúc -> mở van xả -> áp suất về 0 -> mở nồi. Đối với loại nồi này, chúng ta không cần theo dõi sát quy trình như nồi cơ.

Lưu ý: Với nồi loại này, khi nồi báo kết thúc cần phải nhanh chóng mở van xả khí để áp suất về 0, vì nếu không mở van xả khí nhanh thì môi trường sẽ bị lỏng.

  1. Nồi áp suất tự động (automatic):

– Đây là loại nồi tự động vì sau khi bật nồi hấp, nồi sẽ tự động thực hiện các phần khác như xả hơi lạnh, …v.v.

– Quy trình vận hành: Đưa dụng cụ vào nồi -> đóng nắp -> bật nồi -> làm những công việc khác -> đến khi thấy nồi báo end (hoặc tín hiệu bằng âm thanh tít tít vang lên), áp suất về 0 thì mở nồi.

– Nồi tự động an toàn hơn vì nó điều khiển nhiệt độ theo PID nên nhiệt độ chạy chính xác và ổn định hơn 2 loại trên. Tức là nhiệt độ bạn cài 121 độ thì nó sẽ gần như 121 độ trong suốt quá trình.

– Lưu ý: Nhớ đổ nước ngập thanh điện trở để hấp, nếu không nồi hấp dễ bị hư.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại nồi hấp tiệt trùng cũng như thông số kỹ thuật của từng loại; quý anh chị vui lòng gửi thông tin về địa chỉ mail: info@visitech.vn, chúng tôi sẽ gọi lại sớm nhất hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline của Công ty TNHH Khoa Học Kỹ Thuật Việt Sinh.

0 0 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0919.112.141
Zalo
Gọi điện ngay