Các loại cân trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng

Các loại cân trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng

Cân trong phòng thí nghiệm là gì?

Cân sử dụng trong phòng thí nghiệm được hiểu đơn giản là một dụng cụ đo lường để xác định được trọng lượng, cân nặng của mẫu thí nghiệm, hóa chất… cần đo, có thể bước đo là g, hoặc cần chính xác đến 0.00001g.

Cân trong phòng thí nghiệm được chia ra làm nhiều loại như: cân thô 600g, cân 2kg, cân điện tử 2 số lẻ, cân phân tích 3 số lẻ, cân 4 số lẻ, cân 5 số lẻ, cân chuẩn nội, cân chuẩn ngoại… Xem thêm các thiết bị trong phòng thí nghiệm

Cân điện tử phòng thí nghiệm là gì?

Khái niệm cân điện tử

Là cân được sử dụng khá phổ biến hiện nay, loại cân không thể thiếu trong mỗi phòng thí nghiệm. Cân điện tử có độ chính xác khá cao, nên đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Cấu tạo cân điện tử phòng thí nghiệm

Cân điện tử trong phòng thí nghiệm được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: Mạch điện tử và loadcell với độ phân giải thường ở mức 1 – 3 số lẻ.

  • Phần cơ khí (Khung bàn cân- Loadcell): Là cảm biến tải- một thiết bị dùng để đo trọng lượng của mẫu cần đo để cân điện tử có thể hiển thị trọng lượng thành con số chính xác trên màn hình.
  • Mạch điện tử: Bao gồm ADC (analog to digital converter) và các mạch vi điều khiển khác, vi mạch đọc giá trị từ loadcell, tính toán rồi hiển thị kết quả tới người sử dụng.

Nguyên lý hoạt động

Khi tiến hành cân một vật hay mẫu thí nghiệm nào đó, tiến hành để lên mặt cân, khối lượng của vật thí nghiệm sẽ tác động lên mặt cân và tạo thành một lực uốn cong thanh Loadcell. Khi đó, điện trở được dán trên thành nảy, sinh ra thay đổi điện trở. Vật/ mẫu thí nghiệm càng nặng thì độ biến dạng của thanh Loadcell càng lớn, dẫn tới điện trở thay đổi càng nhiều. Bộ phận xử lý tín hiệu điện tử của cân điện tử sẽ có nhiệm vụ quy đổi những tín hiệu nhận được thành kết quả và báo khối lượng vật cụ thể được hiển thị lên trên màn hình của cân. Cách Sắp xếp và bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn

Lưu ý khi sử dụng cân điện tử

  • Cân phải được đặt ở vị trí bằng phẳng, không gồ ghề.
  • Không thả mạnh hoặc bất ngờ một mẫu vật nào đó lên bề mặt cân.
  • Không cân các vật quá nặng, vượt quá giới hạn đo của cân.
  • Không đặt cân trong môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột, môi trường xung quanh quá khô hoặc quá ẩm ướt.
  • Không đặt các vật dạng lỏng hay bột hóa chất trực tiếp lên cân. Hãy sử dụng các loại hộp, chai, lọ hoặc giấy bạc để cân.
  • Vệ sinh sạch sẽ, lau sạch cân sau mỗi lần sử dụng.

Cân phân tích trong phòng thí nghiệm

Khái niệm cân phân tích

  • Cân phân tích là một dạng cân điện tử. Tuy nhiên nó có độ chính xác cao hơn (Chính xác từng 0.1 mg với sai số cực nhỏ mà các cân truyền thống không thể thực hiện được). Ứng dụng cho các thí nghiệm quan trọng đòi hỏi sự chính xác của từng chất trong thành phần thí nghiệm.
  • Cân phân tích có thêm cửa chắn 4 bên thuận tiện giúp ngăn chặn gió, bụi bặm khi tiến hành cân, đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể.

Cách sử dụng cân phân tích trong phòng thí nghiệm

  • Kiểm nguồn điện trước khi tiến hành cân.
  • Cắm điện và tiến hành kiểm tra cân, khởi động trước 10 phút để cân ở chế độ làm việc ổn định.
  • Lót đĩa cân bằng giấy cân.
  • Ghi khối lượng chén cân (có thể sử dụng nút zero để trừ).
  • Cho mẫu cần cân vào giấy cân một cách nhẹ nhàng, tránh rơi rớt.
  • Kiểm tra khối lượng cần cân, Nếu dư thì lấy bớt ra nhẹ nhàng, nếu thiếu thì cũng cho thêm nhẹ nhàng.
  • Đóng cửa xung quanh cân lại để kết quả chính xác hơn.
  • Cân lần lượt các mẫu cần cần, sau mỗi lượt cần đều đưa về trạng thái zero.
  • Đọc kết quả và ghi lại.
  • Đưa chén ra khỏi cân và tắt cân.
  • Vệ sinh cân sạch sẽ sau khi phân tích.

Phân loại các loại cân phân tích trong phòng thí nghiệm

Cân phân tích có khả năng cân các mẫu vật thí nghiệm có khối lượng rất nhỏ, độ phân giải và chính xác cao. Cân phân tích được phân loại theo độ chính xác thì có các loại như sau:

  • Cân thường có độ chính xác từ 0.1- 0.2mg.
  • Cân bán vi lượng có độ chính xác từ 0.01- 0.02mg.
  • Cân vi lượng có độ chính xác 0.001mg.
  • Cân vi lượng có độ chính xác 10 – 109mg

Hiệu chỉnh cân phân tích như thế nào

Hiệu chuẩn cân phân tích là quá trình so sánh định lượng để kiểm tra chất lượng và hiệu quả đo lường của cân. Việc hiệu chuẩn cân phân tích đúng thời hạn giúp cho chất lượng của cân luôn ổn định và giúp phát hiện sớm khi thiết bị có chất lượng xuống cấp và hư hỏng.

Hiệu chuẩn cân phân tích

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài Cân phân tích cần đáp ứng được các yêu cầu về bề ngoài như sau: phải có nhãn ghi các thông số như số máy, nơi sản xuất, giá trị Max, giá trị độ chia, có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết, bộ phận hiển thị của cân phải rõ ràng và đọc được chính xác số liệu, bộ phận tiếp nhận tải của cân phải cứng, vững và không bị ảnh hưởng bởi các bộ phận khác của cân. Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra tài liệu kỹ thuật của cân: Mục đích để xác định hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ do nhà sản xuất cung cấp. 
  • Tải khởi động cân 3 lần: Trong quá trình tải khởi động, cân phải hoạt động bình thường. 
Bước 3: Kiểm tra đo lường: bao gồm các quá trình: kiểm tra độ lặp lại của cân, kiểm tra độ lệch tâm của cân, kiểm tra sai số gần Max của cân, kiểm tra độ đúng của cân. Bước 4: Ước lượng độ không đảm bảo đo: căn cứ trên các thành phần độ không đảm bảo đo, bao gồm: độ lặp lại, giá trị độ chia tại điểm “0”, giá trị độ chia tại Max, quả cân chuẩn, độ lệch tâm, độ đúng, nhiệt độ khi sử dụng. Bước 5: Là bước xử lý chung để đưa ra đánh giá cuối cùng đối với thiết bị hiệu chuẩn. Chu kỳ hiệu chuẩn của Cân phân tích là khoảng thời gian 12 tháng.

Visitech- Nhà cung cấp cân điện tử Ohaus, Meltter Toledo uy tín tại Việt Nam

Liên hệ Visitech, team bọn mình sẽ tìm hiểu nhu cầu và tư vấn cho các bạn loại cân phù hợp cho các thí nghiệm đo lường phân tích cũng như hợp lý về giá thành nhé! Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!  
0 0 Bình chọn
Article Rating
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Hotline: 0919.112.141
Zalo
Gọi điện ngay